Vệ sinh lò vi sóng
Tận Tâm - Chuyên Nghiệp
290,000đ
Thông Tin Liên Hệ
Thông Tin Đặt Dịch Vụ
VÌ SAO PHẢI VỆ SINH BẢO DƯỠNG LÒ NƯỚNG, VI SÓNG ?
- Vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ có thể kéo dài tuổi thọ của lò nướng và lò vi sóng. Các bộ phận bên trong thiết bị có thể bị mài mòn hoặc hỏng nếu không được chăm sóc đúng cách. Điều này có thể giúp bạn tránh phải thay thế thiết bị hoặc sửa chữa đắt tiền trong tương lai.
-Hạn chế mùi khó chịu: Khi bạn nấu nướng hoặc sử dụng lò vi sóng thường xuyên, có thể tích tụ mùi khó chịu trong các bộ phận bên trong. Vệ sinh định kỳ giúp loại bỏ mùi này và đảm bảo thức ăn không bị nhiễm mùi không mong muốn.
KHI NÀO CẦN PHẢI VỆ SINH BẾP ĐIỆN ?
-Vệ sinh sau mỗi lần sử dụng: Sau khi nấu nướng xong, hãy lau sạch bên trong lò nướng để loại bỏ thức ăn bị dính, mỡ và bụi bẩn. Điều này giúp tránh mùi khó chịu và mục tiêu làm sạch hơn sau này.
-Vệ sinh định kỳ hàng tháng: Hãy kiểm tra lò nướng hàng tháng và vệ sinh bên trong nếu cần. Loại bỏ các vật thể lạ, chất cặn, và mỡ tích tụ. Đảm bảo kiểm tra các phần điều khiển và cảm biến để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách.
-Kiểm tra và thay nếu cần: Kiểm tra dây nhiệt độ, bộ phận cách nhiệt, và các phụ kiện khác để đảm bảo chúng không bị hỏng hoặc hỏng hóc. Thay thế các bộ phận bị hỏng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
DỤNG CỤ VỆ SINH BẢO DƯỠNG
Bút thử điện, khăn mềm, tua vít, autosol, dung dịch vệ sinh lò nướng, nước rửa chén, nước lau kính, miếng cước xanh
QUY TRÌNH VỆ SINH LÒ NƯỚNG LÒ VI SÓNG KingHome
BƯỚC 1. KIỂM TRA TỔNG THỂ VÀ BÁO PHÍ
- Kiểm tra tổng thể:
- Kiểm tra tình trạng lò, cửa kính, thân lò => nếu có dấu hiệu trầy xước, móp méo => xác nhận với Khách, chụp hình trước khi bắt đầu vệ sinh.
- Kiểm tra rò điện.
- Kiểm tra các chức năng, lò hoạt động bình thường.
BƯỚC 2. THÁO VÀ VỆ SINH VỈ NƯỚNG, KHAY
- Tắt CB/tắt nguồn.
- Tháo vỉ nướng, khay hứng nước, đĩa thủy tinh.
- Vệ sinh vỉ nướng và khay, dùng nước rửa chén để loại bỏ mảng bám thức ăn, dầu mỡ.
- Để vỉ nướng, khay chờ khô ráo, thực hiện bước tiếp theo.
BƯỚC 3. VỆ SINH BÊN TRONG LÒ
- Dùng khăn mềm ướt, lau bên sạch bên trong lò, bao gồm tường lò, bóng đèn.
- Loại bỏ các mảng bám dính thức ăn, dầu mỡ.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh lò nướng khi gặp các vết bẩn cứng đầu.
- Lau sạch lò nhiều lần để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mùi hóa chất tẩy rửa.
- Đa số lò nướng âm tủ đều có chức năng tự làm sạch bằng phương pháp nhiệt phân, dùng nhiệt độ cao trong khoảng thời gian 20-30p để đốt sạch dầu mỡ, cặn thức ăn thành tro, giúp dễ dàng loại bỏ dọn dẹp sau đó.( xem HDSD tùy model/hãng), trong trường hợp vệ sinh nhiều sp, có thể chạy chức năng này trong thời gian đó tiến hành vệ sinh sp khác, giúp cho việc vệ sinh bên trong lò dễ dàng hơn.
BƯỚC 4. VỆ SINH CỬA KÍNH, MẶT ĐIỀU KHIỂN, NÚT BẤM
- Sử dụng nước lau kính để làm sạch mặt trong và ngoài của cửa kính.
- Dùng khăn ẩm lau mặt điều khiển và nút bấm, dùng autosol nếu là mặt inox, dùng nước lau kính nếu là mặt kính.
- Đảm bảo không để nước hoặc dung dịch vệ sinh thấm vào bên trong bộ điều khiển.
BƯỚC 5. LẮP LẠI VỈ NƯỚNG, KHAY, KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG
- Lắp lại vỉ nướng, khay sau khi đã vệ sinh và để khô ráo.
- Bật lò kiểm tra hoạt động.
- Nếu ở bước kiểm tra lò nướng bị rò điện thì đấu thêm dây tiếp đất cho Khách.
- Dọn dẹp vệ sinh khu vực làm việc.
- Hoàn tất công việc vệ sinh.
BƯỚC 6. ĐỒNG KIỂM VỚI KHÁCH, HOÀN TẤT NGHIỆM THU
- Thông báo với khách quá trình vệ sinh đã hoàn tất.
- Đồng kiểm với Khách hàng, Khách kiểm tra và đánh giá.
- Hoàn tất nghiệm thu có xác nhận của Khách.
- Chụp ảnh nghiệm thu.
- Báo cáo tình trạng xử lý, gửi ảnh đơn hàng, ảnh nghiệm thu lên group zalo.
- Chào Khách, xin phép ra về.
KingHome là đại lý phân phối hàng đầu của các thương hiệu bếp uy tín như Bosch, Hafele, Malloca, Teka, Electolux, Maadela…v.v với nhiều năm kinh nghiệm KingHome đã xây dựng năng lực chuyên môn trong lĩnh vực sửa chửa, bảo dưỡng, bảo trì, vệ sinh bếp điện từ, bếp hồng ngoại.