1, Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng như thế nào?
Tại sao sử dụng sóng vi ba để làm chín thức ăn lò vi sóng lại có những vật dụng không nên cho vào khoang lò và những vật dụng nào nên sử dụng những đồ nào không nên dùng với thiết bị nhà bếp này? Muốn trả lời được câu hỏi này bạn cần tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng.
Cấu tại của lò vi sóng gồm các bộ phận chính:
Cấu tạo cảu lò vi sóng rất đơn giản chỉ gồm 4 bộ phận chính để cho máy có thể hoạt động hiểu quả và những phụ kiện đơn nhỏ giúp máy có tính thẩm mỹ hơn, 4 bộ phận chính của thiết bị này gồm có:
Buồng nấu(usable space).
Mạch vi điều khiển (microcontronller)
Máy phát sóng cao tần (magnetron) – nguồn phát sóng
Ống dẫn sóng (Waveguide)
Ngoài ra chúng sẽ có vỏ thân lò bộ phận điều khiển, đèn chiếu sáng....
Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng như thế nào?
Sóng viba hya vi sóng được tạo ra từ một bộ dao động điện từ hya nguồn phát sóng và được khuếch đại nhờ Magnetron hoạt động như một đèn điện tử 3 cực. Sau đó, năng lượng hay các bước sóng vi ba từ máy phát truyền theo ống dẫn sóng đi đến quạt phát tán để đưa sóng ra mọi phía khúc xạ qua lại nhờ thành lò . Ở giữa lò, các bước sóng phân tán đều nhờ sự phản chiếu của sóng lên thành lò. Thức ăn được đốt nóng bởi các phân tử nước cho trong thức phẩm.
Sự đốt nóng chia ra làm hai giai đoạn:
Nước chứa trong thức ăn được hâm nóng bằng các sóng cực ngắn.
Nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn.
Do sử dụng sóng vi ba để làm chín thực phẩm nên một số vật dụng bằng kim loại không thể cho vào lò vi sóng tránh gây hiện tượng phát tia lửa điện và chập cháy. Ngoài ra bạn còn cần lưu ý thêm một số vật dụng nên hoặc không nên cho vào lò vi sóng ở phần tiếp theo đưới đây chúng tôi chỉ ra
2, Những vật dụng có thể đặt vào lò vi sóng
Một số vật dụng bạn có thể cho vào lò vi sóng để máy chạy hiệu quả và an toàn tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra:
Đồ đựng bằng nhựa có ghi rõ "dùng được cho lò vi sóng" - can be used for microwave.
Bát thủy tinh lớn
Các đồ đựng làm bằng đá, gốm, silicone cao cấp và nhựa dùng để bọc,đậy đồ ăn
Túi nhiệt có chứa hạt như túi chuyên dụng cho bỏng ngô.
3, Những vật dụng không nên để vào lò vi sóng
Mặc dù lò vi sóng giúp chúng ta giải quyết rất nhiều vấn đề nhưng có những thực phẩm hay vật dụng chúng ta không nên đặt vào lò vi sóng:
- Hộp nhựa như hộp sữa chua, bơ là không phù hợp vì tính chịu nhiệt kém và có thể bị nóng chảy trong lò.
- Trứng không nên cho vào lò vi sóng vì nhiệt sinh ra trong vỏ trứng có thể gây nổ vỡ trứng trong lò.
- Không làm nóng thức ăn trong hộp xốp. Đó là một loại nhựa không được cho vào lò vi sóng.
- Bất cứ vật bằng kim loại nào cũng không nên cho vào lò vi sóng.
- Không đặt những giấy gói thực phẩm có chứa nhôm hay những hộp đựng có tráng nhôm.
- Nếu bạn nấu nước sốt, nhớ đậy nắp đồ đựng vì khi nóng nước sốt có thể sôi và rơi ra lò, làm bẩn lò.
- Không bật lò vi sóng khi không có thứ gì bên trong, việc này có thể làm hỏng nghiêm trọng lò vi sóng.
Chúng tôi hi vọng với những chỉ dẫn này bạn sẽ hiểu rõ hơn về những vật có thể và không thể được đặt vào lò vi sóng.
Nếu bạn sử dụng lò vi sóng thường xuyên bạn có thể tiết kiệm được một nửa thời gian nấu. Lò nướng có kết hợp vi sóng Bosch cũng có thể giảm một nửa thời gian nấu nướng, nhờ sự kết hợp giữa năng lượng vi sóng và hệ thống nướng.